Facebook

Quy Trình Học Thi GMAT Từ A Tới Z

Nếu bạn đang cần điểm GMAT để tham dự một khóa học Thạc sĩ tại nước ngoài thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể chuẩn bị và luyện thi GMAT một cách chu đáo



BƯỚC 1: TÌM HIỂU GMAT
Trước khi bắt tay vào ôn luyện GMAT thì bạn nên dành thời gian tìm hiểu về các khía cạnh của kỳ thi này để dễ dàng chuẩn bị không chỉ về mặt học thuật mà cả thời gian lẫn tài chính.
 
Cấu trúc bài thi:
Bài thi GMAT bao gồm 4 phần thi chính là Viết luận (Analytical Writing Assessment), Integrated Reasoning (Lý luận phối hợp), Quantitative (Định lượng) và Ngôn ngữ (Verbal).

Hình thức bài thi:
GMAT còn có một cái tên dài hơn là GMAT CAT, trong đó CAT là viết tắt của cụm từ Computer Adaptive Test. Cụm từ này có nghĩa bài thi không chỉ yêu cầu bạn thao tác hoàn toàn trên máy tính mà cấu trúc câu hỏi trong bài còn được hệ thống máy tính thay đổi để phù hợp với năng lực của bạn. Nếu bạn trả lời đúng câu hỏi đầu thì sẽ nhận được câu hỏi tiếp theo có độ khó cao hơn kèm với số điểm lớn hơn. Ngược lại khi bạn trả lời sai thì sẽ nhận được câu hỏi dễ hơn đi kèm số điểm thấp hơn. Bạn lưu ý chỉ có hai phần thi Định lượng và Ngôn ngữ là được áp dụng cách thức CAT.
 
Chi phí dự thi:
Phí dự thi GMAT trên toàn cầu có giá 250 USD (khoảng 5 triệu 750 ngàn đồng – cập nhật ngày 24/02/2021). GMAT được tổ chức vào mọi ngày trong năm trừ ngày lễ nên bạn có thể linh động sắp xếp lịch dự thi.
 
Địa điểm dự thi:
Hiện tại các bạn có thể lựa chọn dự thi GMAT trực tuyến hoặc các cơ sở khảo thí được chấp thuận. 
 Với phiên bản trực tuyến, các bạn có thể làm bài thi trên các thiết bị chạy Windows hoặc Mac hoàn toàn linh hoạt về thời gian. 

BƯỚC 2: ÔN LUYỆN GMAT
Để luyện thi GMAT, bạn có thể lựa chọn hình thức đến trung tâm hoặc tự ôn luyện ở nhà thông qua các đầu sách hoặc ứng dụng hỗ trợ của GMAT (có trả phí). Dù chọn hình thức nào thì bạn nên tham khảo một số lưu ý cho từng phần thi dưới đây.

Viết luận:
Cách tốt nhất để luyện viết là phải viết nhiều một cách có định hướng như sau:
  • Trước khi viết bạn phải đọc kỹ đề để phân tích luận điểm
  • Soạn thảo hoặc suy nghĩ dàn ý chính và ý phụ trước khi bắt tay vào viết bài phân tích
  • Chỉ đề cập đến các ví dụ liên quan và tuyệt đối tránh thảo luận một quan điểm khác vì sẽ bị tính là lạc đề
Lý luận phối hợp:
Các câu hỏi trong phần thi này có 4 dạng chính như sau:
  • Lý luận dựa trên nhiều nguồn (Multi-Source Reasoning)
  • Phân tích bảng (Table Analysis)
  • Đọc hiểu biểu đồ (Graphics Interpretation)
  • Phân tích dựa trên hai phần (Two-Part Analysis)
Định lượng:
Những lưu ý sau sẽ giúp bạn hoàn thành tốt phần thi này:
  • Kiến thức Toán học được ứng dụng trong phần thi Định lượng chỉ dừng lại ở bậc trung học cơ sở nên bạn có thể định hướng ôn luyện các kỹ năng Toán học căn bản.
  • Để đánh lừa ứng viên, đề thi phần Định lượng thường được thiết kế trông có vẻ phức tạp và khó khăn nhưng bạn phải nhớ đây chỉ là kiến thức Toán cấp 2.
Ngôn ngữ:
Để làm tốt phần thi Ngôn ngữ thì bạn cần tập thói quen đọc hàng ngày và định hướng đọc các loại nội dung liên quan đến kinh doanh. Một số đầu báo uy tín về lĩnh vực kinh doanh bạn có thể tham khảo như New York TimesEconomistThe Financial Times và Bloomburg Businessweek.


BƯỚC 3: DỰ THI GMAT
Sau khi đã dành thời gian ôn luyện GMAT (lý tưởng nhất là từ 2 đến 3 tháng trước khi thi) thì bạn vẫn cần phải lưu ý một số điều sau khi bước vào phòng thi GMAT.
Nội quy kỳ thi:
Dưới đây là một số vật dụng bạn không được mang vào phòng thi GMAT:
  • Máy tính
  • Thước đo
  • Sổ ghi chú
  • Giấy nháp riêng
  • Đồng hồ

BƯỚC 4: SAU KHI THI GMAT

Đối với các phần thi như Lý luận tổng hợp, Định lượng và Ngôn ngữ thì bạn sẽ nhận được kết quả ngay sau khi thi. Riêng phần thi Viết luận sẽ được gửi kết quả về sau 20 ngày vì cần có thời gian để chấm bài. Kết quả GMAT của bạn sẽ có hạn sử dụng trong vòng 5 năm.